PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
Video hướng dẫn Đăng nhập

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12

CHỦ ĐỀ: CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22/12

                Kính thưa các thầy cô giáo!

               Thư toàn thể các bạn học sinh thân mến!

               Lời đầu tiên cho phép chúng em gửi tới các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh lời chúc sức khỏe, chúc các thầy cô và các bạn có một tuần làm việc và học tập tràn đầy năng lượng!

              Với chủ đề “ Chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12”. Hôm nay, chúng em xin thay mặt cho tổ cộng tác viên thư viện nhà trường xin gửi tới quý thầy cô và các bạn học sinh cuốn sách “ Biển Đông yêu dấu” của tác giả Ngọc Toản.

              Cuốn sách khá nhỏ nhắn, với khổ giấy 14x20cm và 215 trang do nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2011. Thoạt nhìn, chúng ta đã bị cuốn hút ngay bởi trang bìa của cuốn sách – Một hinh ảnh biển cả mênh mông, thăm thẳm vô tận phản chiếu ánh mặt trời rực rỡ. Phía trên mặt biển là bầu trời bao la, điểm xuyết là những chú chim Hải Âu đang sải những đôi cánh trắng. Phía chân trời là mặt trời chói lọi phản chiếu những tia sáng rực rỡ của mình lên những áng mây và lên mặt nước biển. Phía trên góc trái của bìa sách là bức ảnh chụp một em bé đội mũ bộ đội hải quân đang ngồi trên vai chú bộ đội hải quân. Cả hai đứa cháu đều tươi cười rạng rỡ hướng tầm mắt ra xa nơi biển xanh xa vời.

            Chủ quyền và toàn vẻ lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi quốc gia dân tộc. Là một quốc gia ven biển, có đường bờ biển dài 3260 km từ Bắc xuống Nam, dọc theo bờ biển phía Đông – Đông Nam và Tây Nam, vùng biển rộng lớn và hàng nghìn đảo lớn nhỏ, đặc biệt là có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm án ngữ Biển Đông và nằm trong khu vực chiến lược của thế giới, hàng nghìn năm nay, Biển – Đảo đã gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam và có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển đồng thời cũng đứng trước thử thách lớn bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, an ninh quốc phòng, giao thông thương mại, khai thác và bảo vệ tài nguyên, bảo đảm thi hành pháp luật và tài sản trên biển.

            Các bạn ạ! Chính vì thế, từ bao đời nay biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt trong tim mỗi người dân đất Việt. Mỗi người dân Việt Nam có cách thể hiện tình yêu đảo khác nhau song đều bằng nhiệt huyết của trái tim và lòng nhân ái. Để thể hiện tình cảm thiêng liêng và vô tận với biển đảo quê hương, PGS Tiến sĩ Trần Ngọc Toản – một con người Đà Nẵng đã đặt hết tình yêu và tâm huyết của mình để viết ra cuốn sách “ Biển Đông yêu dấu”.

          Cuốn sách có 16 nội dung, mỗi nội dung là một câu chuyện truyền đạt cho chúng ta biết bao kiến thức về khoa học biển, về tài nguyên phong phú của biển Đông, về lịch sử hào hùng của dân tộc ta và các thách thức trong sự nghiệp làm chủ, khai thác và bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của  này của tổ quốc.

             Để tránh sự khô khan trong việc phổ biến các kiến thức khoa học, tác giả đã linh hoạt biến tấu thành câu truyện của một cậu bé Lê Minh sơn vào mùa hè năm học lớp 9 được ông trẻ cho tham gia chuyến nghiên cứu khoa học biển dọc chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam trên con tàu khảo sát địa chấn Bình Minh. Cậu đi khắp biển Đông, đã chứng kiến biết bao những hiện tượng kì thú trên biển, nghe các nhà khoa học và các nhân chứng kể những câu chuyện hết sức thú vị về biển và lịch sử khai phá, bảo vệ biển Đông gian nan của cha ông chúng ta.

 Chuyến du hành của Lê Minh Sơn trên con tàu Bình Minh bắt đầu từ bến cảng Hải Phòng. Từ trang 16 đến trang 21, chúng ta sẽ làm quen với con tàu Bình Minh và chức năng của con tàu đặc biệt này. Các bạn sẽ biết về những ngày đầu gian khổ các nhà địa, vật lý trẻ măng đã nghiên cứu cấu trúc địa chất vùng biển vịnh Bắc bộ trong điều kiện chiến tranh chống Đế quốc Mỹ vô cùng ác liệt để đi tìm dầu lửa ở miền Bắc. Các bạn sẽ đến với kiến thức khoa học về bản đồ trọng lực, trọng lực kế và việc thăm dò địa chấn biển.

              Tàu Bình Minh rời cảng hải Phòng và tiến về vịnh Hạ Long. Đọc phần nội dung “ Trên Vịnh Hạ Long” các bạn sẽ hiểu thêm về cửa sông Bạch Đằng lịch sử. Nơi đây những đoàn quân xâm lược bạo tàn đã bao lần vùi thây vì va vào trận địa cọc nhọn bằng gỗ lim của quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của những vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo. Các bạn sẽ khám phá Vịnh Hạ Long

             Tiếp tục hành trình, tàu Bình Minh đi về phía đảo Bạch Long Vĩ. Từ trang 36 đến trang 42, phong cảnh bầu trời, mặt biển về đêm hiện lên vô cùng huyền ảo. Các loài hải hản như: mực, sò, trai ngậm ngọc, tôm và đặc sản cá trình của vùng biển nơi đây được tác giả trình bày rõ ràng, dễ hiểu. Cậu bé Lê Minh Sơn sẽ đưa các em thăm đảo Bạch Long Vĩ. Các bạn sẽ hiểu lịch sử oai hùng của đảo trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và các giá trị khoa học của việc nghiên cứu đá trầm tích cấu thành đảo Bạch Long Vỹ quê hương.

           Tàu Bình Minh tiến ra cửa vịnh Bắc Bộ, dưới tiêu đề là “ Cửa vịnh Bắc bộ và các chuyện kể về Hoàng Sa”, tác giả sẽ đưa các bạn thám hiểm lòng đất nơi đấy biển và tìm hiểu những loại khoáng sản rất quý ở đáy biển nơi đây. Các bạn cũng sẽ có được những hiểu biết lý thú về loài chim Hải Âu đầu sóng ngọn gió. Cũng ở phân đoạn này, các bạn sẽ biết rõ về chủ quyền của đất nước đối với quần đảo Hoàng Sa, về sự hy sinh bi tráng của những người con đất Việt đã chiến đấu bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc khi bị nước ngoài xâm lược. Nhắc nhở chúng ta rằng Hoàng Sa hiện nay đang bị Trung Quốc xâm lược, việc đòi lại sẽ không dễ dàng nhưng các bạn và các thế hệ mai sau phải luôn ghi nhớ để liên tục đấu tranh cho đến khi dành lại được phần đất của tổ tiên.

           Đọc từ trang 56 đến trang 64 của cuốn sách, chúng mình sẽ có  “ những kiến thức mới về biển, thủy triều, những giá trị, lợi ích mà biển mang đến cho con người, sự phân chia ranh giới giữa biển nước ta và các nước xung quanh.

             Tiếp tục cuộc hành trình từ Bắc vào Nam, tàu Bình Minh tiến vào vừng biển miến Trung của đất nước. Đọc phần “ Tàu vào Đà nẵng tránh bão, huyền thoại về các con tàu không số, những hải canghr miền Trung”, Các bạn sẽ thấy sự dữ đội, hung hãn của những cơn bão biển và sự kiên cường của con người trước thiên tai. Nhưng bão biển chính là cơ hội để các con tàu không số trong 2 cuộc kháng chiến của chúng ta ra khơi chở vũ khí, thuốc men, cán bộ vào chiến trường. Và các bạn sẽ hiểu hơn về những vất vả, hy sinh của những anh hùng trên các con tàu không số. Ở phần này các bạn sẽ biết đến loài chim  Yến có giá trị kinh tế rất cao mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng biển miền Trung nước ta. Các bạn sẽ được du lịch cù lao Chàm. Rồi cùng ôn lại lịch sử đau thương của dân tộc.

              Đọc từ trang 113 đến trang 116, các bạn sẽ biết đến những kho báu chìm dưới biển, đó là xác những con tàu đắm cunghf với biết bao nhiêu báu vật.

             Tàu Bình Minh tiến về phái Tây Nam. Với tiêu đề “ Dầu mỏ - khí đốt trong lòng đất” tác giả sẽ đưa các bạn ddi8 thám hiểm các bồn trũng dầu khí Nam Côn Sơn, Cửu Long và hàng loạt các dầu mỏ trên biển của đất nước. Chúng ta sẽ có thêm những kiến thứ về dầu khí, sẽ tham quan Côn Đảo, hòn đảo gắn với sự hy sinh của bao thế hệ cha ông để bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.

             Kết thúc chuyến đi, cũng như cậu bé Lê Minh Sơn các bạn và tôi sẽ ấp ủ, nhen nhóm một tình yêu sâu nặng với biển Đông và ước muoonhs trở lại đây thêm một lần nữa. Để rồi 3 năm sau cùng với tân sinh viên Lê Minh Sơn trở lại thăm biển bằng mooyj hành trình mới.

             Các bạn thân mến! “ Biển Đông yêu dấu là một cuốn sách chứa đựng nhiều những câu chuyện đầy bổ ích, lôi cuốn đang chờ các em khám phá, tìm hiểu. Mời các em đón đọc cuốn sách này tại Thư viện. Chúng mình hy vọng rằng các bạn sẽ có những kiến thức sâu rộng về Biển Đông của đất nước và hình thành cho một tình yêu biển đảo quê hương tha thiết. Tình yêu đó sẽ biến thành hành động thiết thực để bảo vệ và khai thác biển đảo quê hương.

                                                                    Hẹn các bạn trong các buổi giới thiệu sách lần sau!

 

                                                                                          Tổ cộng tác viên Thư viện

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thực hiện hướng dẫn tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động năm học 2023-2024 của Liên ngành Phòng Giáo dục và Đào tạo- Liên đoàn Lao động huyện; được sự chỉ đạo của Chi bộ, BGH n ... Cập nhật lúc : 16 giờ 3 phút - Ngày 8 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng ngày 05/9/2023, dưới ánh nắng vàng rực rỡ và trong cái gió heo may đầu thu, trường THCS Nguyễn Huệ long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2023-2024 với chủ đề: "Đoàn kết, kỷ cương ... Cập nhật lúc : 19 giờ 44 phút - Ngày 5 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Danh sách trúng tuyển lớp 6 năm học 2023-2024 Trường THCS Nguyễn Huệ Tháng 6 năm 2023 ... Cập nhật lúc : 15 giờ 13 phút - Ngày 20 tháng 6 năm 2023
Xem chi tiết
* Tuyển sinh lớp 6: Danh sách phòng thi và quy định đối với học sinh tham gia kiểm tra, đánh giá năng lực tuyển sinh lớp 6, năm học 2023-2024 ... Cập nhật lúc : 11 giờ 25 phút - Ngày 14 tháng 6 năm 2023
Xem chi tiết
Thông báo: Phương án tuyển sinh và tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh dự tuyển vào lớp 6, năm học 2023-2024 ... Cập nhật lúc : 12 giờ 39 phút - Ngày 13 tháng 6 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng ngày 27/5/2023, trường THCS Nguyễn Huệ tổ chức Lễ tổng kết năm học 2022-2023 và lễ tri ân của học sinh lớp 9 niên khóa 2019-2023. Ông Nguyễn Văn Công-UV BTV- PCT thường trực UBND huyện ... Cập nhật lúc : 16 giờ 46 phút - Ngày 28 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 21/4. Thư viện nhà trường kết hợp cùng với học sinh 3 lớp 8A,6C,6D tổ chức Ngày Hội sách với chủ đề " Dấu ấn tuổi trẻ qua những trang sách" ... Cập nhật lúc : 8 giờ 9 phút - Ngày 19 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Ngày hôm nay, tuổi trẻ chính là mùa xuân của ... Cập nhật lúc : 11 giờ 21 phút - Ngày 6 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
Đã bao lâu rồi bạn chưa khóc vì một cuốn sách? Đã bao lâu rồi bạn chưa tự tay bỏ chiếc smartphone thân thuộc xuống để thử bước ra ngoài và tìm những điều mới lạ, để hiểu hơn về cuộc sống ngo ... Cập nhật lúc : 15 giờ 5 phút - Ngày 15 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Lời đầu tiên cho phép chúng em gửi tới các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh lời chúc sức khỏe, chúc các thầy cô và các bạn có một tuần làm việc và học tập tràn đầy năng lượng! ... Cập nhật lúc : 10 giờ 44 phút - Ngày 12 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
HƯỚNG DẪN CÁCH ĐƯA BÀI HỌC LÊN TRANG WEB TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 MÔN NGỮ VĂN - NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 MÔN TOÁN - NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ THI ĐỊNH KỲ THÁNG 1/2016 MÔN NGỮ VĂN 9
ĐỀ THI ĐỊNH KỲ THÁNG 1/2016 MÔN NGỮ VĂN 8
ĐỀ THI ĐỊNH KỲ THÁNG 1/2016 MÔN NGỮ VĂN 7
ĐỀ THI ĐỊNH KỲ THÁNG 1/2016 MÔN NGỮ VĂN 6
ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI ĐỊNH KỲ THÁNG 1/2016 MÔN TOÁN 8.
ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI ĐỊNH KỲ THÁNG 1/2016 MÔN TOÁN 9.
ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI ĐỊNH KỲ THÁNG 1/2016 MÔN TOÁN 7.
ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI ĐỊNH KỲ THÁNG 1/2016 MÔN TOÁN 6.
Đề và hướng dẫn thi định kì môn Toán 8
Đề và hướng dẫn thi định kì môn Toán 7
Đề và hướng dẫn thi định kì môn Toán 6
Đề và hướng dẫn thi định kì môn Tiếng anh 6, 7, 8
12
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Danh sách phòng kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh P8-P14
Danh sách phòng kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh P1-P7
Mẫu tờ khai y tế dành cho học sinh tham gia kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh
Quy định đối với học sinh tham gia kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh
Sơ đồ phòng kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh
Lịch kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh
Thời khóa biểu đợt 1 HKI năm học 2020-2021
Thời khóa biểu HKI - đợt 3 năm học 2019 - 2020 (thực hiện từ 16/9/2019)
Điều lệ quỹ khuyến tài Tây Bắc-Cẩm Giàng (2)
Điều lệ quỹ khuyến tài Tây Bắc-Cẩm Giàng (1)
Hướng dẫn viết SKKN năm học 2018 - 2019
Thời khóa biểu HKI - đợt 2 năm học 2018 - 2019 (thực hiện từ 10/9/2018)
Thời khóa biểu HKI - đợt 1 năm học 2018 - 2019 (thực hiện từ 27/8/2018)
Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2018 - 2019 của Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng
Phụ lục Hướng dẫn viết SKKN năm học 2017 - 2018
12345678910...